Tất tần tật các loại thuốc chữa đau cổ vai gáy tốt nhất hiện nay
20/05/2020
Đau cổ vai gáy là tình trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt là dân văn phòng. Để khắc phục triệu chứng này, ngoài vật lý trị liệu, luyện tập thể dục…. sử dụng thuốc là cách được nhiều người quan tâm. Vậy thuốc chữa đau cổ vai gáy nào tốt nhất hiện nay? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Đau cổ vai gáy là bệnh gì?
Đau cổ vai gáy là hiện tượng vùng vai gáy, cổ bị căng cứng khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác quay đầu, xoay cổ. Hội chứng này có thể xuất hiện ở vai trái, vai phải hoặc cả hai bên.

2. Triệu chứng của đau cổ vai gáy
Những người bị hội chứng đau cổ vai gáy thường có các biểu hiện sau:
- Có cảm giác đau dữ dội ở vùng cổ, vai, gáy ngay sau khi ngủ dậy, làm việc quá sức hoặc ngồi lâu ở một tư thế. Cơn đau tăng lên khi vận động mạnh, giảm lúc nghỉ ngơi.
- Triệu chứng đau có thể lan lên đầu, xuống cột sống lưng hoặc hai bên cánh tay gây tê bì, rối loạn cảm giác và khó cử động.
- Một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai… nguyên nhân là do lượng máu lưu thông lên não chậm.

Hội chứng đau cổ vai gáy tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh. Một số trường hợp đau cổ vai gáy do bệnh lý, nếu không được can thiệp kịp thời có thể gặp phải các biến chứng như: teo cơ, bại liệt. Do đó, khi có biểu hiện trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Đối tượng có nguy cơ bị đau cổ vai gáy
Những người có nguy cơ mắc phải hội chứng này bao gồm:
- Người làm việc văn phòng, lái xe đường dài, thợ may, thường xuyên bê vác vật nặng.
- Người mắc các bệnh về cột sống như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
- Người bị dị tật bẩm sinh ở vùng vai, gáy, cổ.
- Vận động viên thể thao.
- Người cao tuổi.
4. Thuốc chữa đau cổ vai gáy nào tốt nhất?
4.1. Thuốc tây
Nhóm thuốc giãn cơ, Corticoid, thuốc kháng viêm, giảm đau… được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp nói chung và đau cổ vai gáy nói riêng.
4.1.1. Nhóm thuốc giảm đau đơn thuần
Đây là loại thuốc thông dụng nhất, thường được bác sĩ chỉ định để giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu ở người bệnh khi bị đau vai gáy, cổ.
Loại thuốc thường được kê nhiều nhất là: Efferalgan và Paracetamol.

4.1.2. Thuốc kháng viêm không Steroid
Thuốc kháng viêm không Steroid như: Meloxicam, Naproxen, Piroxicam… vừa có tác dụng chống lại sự viêm nhiễm, đồng thời giảm đau vai gáy hiệu quả.
Lưu ý: Lạm dụng thuốc chữa đau cổ vai gáy trên, đặc biệt là thuốc giảm đau, chống viêm có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày… Do đó, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
4.1.3. Nhóm thuốc giãn cơ
Myonal, Mydocalm… là những loại thuốc thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau cứng vai gáy, vẹo cổ vào buổi sáng, cử động khó khăn.
4.1.4. Nhóm thuốc giảm đau thần kinh
Nhóm thuốc này được sử dụng cho những bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh.
Các tên thuốc được sử dụng phổ biến như: Neurotin, Tramadon, Propoxyphen…
4.1.5. Nhóm thuốc chứa Corticoid
Loại thuốc này được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm ngoài màng cứng, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Đồng thời, quá trình thực hiện phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
4.2. Bài thuốc chữa đau cổ vai gáy tại nhà
Bên cạnh thuốc tây, các bài thuốc dân gian “cây nhà lá vườn” cũng được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và tiết kiệm chi phí.
4.2.1. Hành khô, cam sành
Chuẩn bị: 1 quả cam sành, 2 củ hành khô, đường phèn.
Cách thực hiện: Cắt phần đầu quả cam, sau đó cho hành khô băm nhỏ cùng 5g đường phèn vào quả cam. Lắp phần đầu quả cam vào giữ cố định rồi nướng với than cho tới khi vỏ cam cháy đen. Tiếp theo, bỏ phần vỏ đen ngoài, thái nhỏ quả cam thành từng miếng và đắp lên vùng vai gáy bị đau.
4.2.2. Lá lốt
Chuẩn bị: 100g lá lốt, 1 lít rượu gạo.
Thực hiện: Ngâm rễ lá lốt với rượu gạo, sau đó lấy hỗn hợp rượu xoa bóp ở vùng vai gáy, thực hiện 1 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.
4.2.3. Cây đinh lăng
Chuẩn bị: 30 rễ và thân cây đinh lăng.
Thực hiện: Rửa sạch, phơi khô nguyên liệu trên, sau đó sắc uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy kết quả.

5. Cách phòng bệnh đau cổ vai gáy
Theo Ths.Bs YHCT Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh hội chứng đau cổ vai gáy, người bệnh nên thực hiện như lưu ý sau:
- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, lựa chọn môn thể thao phù hợp với mình.
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên sau khi ngồi quá lâu.
- Bổ sung các khoáng chất thiết yếu như: canxi, kali, vitamin B, E, C… vào trong bữa ăn hằng ngày.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về thuốc chữa đau cổ vai gáy. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin gì về hội chứng này có thể liên hệ tới hotline 0865344349 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp.