Gợi ý 20 loại thực phẩm cho người đau nhức xương khớp
16/10/2020
Thực phẩm cho người đau nhức xương khớp nên ăn và không nên ra sao? Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau nhức xương khớp như thế nào, hãy cùng chuyên gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Đau nhức xương khớp ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như thế nào?
Đau nhức xương khớp không chỉ là những cơn đau đơn thuần do tác nhân cơ học mà còn là tình trạng xuất hiện trong nhiều bệnh lý, phổ biến là do sụn khớp bị bào mòn khiến lượng dịch khớp tiết ra ít, hai đầu xương bị cọ xát vào nhau, khó cử động, gây nên những cơn đau nhức, dễ sưng tấy.
Các vị trí thường gặp là ở khớp gối, khớp bàn tay, cổ tay, khớp cổ chân, các đốt cột sống. Tình trạng đau nhức này khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và công việc.
Nếu không được điều trị kịp thời, đau nhức xương khớp sẽ gây ra thoái hóa khớp và để lại những biến chứng nguy hiểm như tê liệt, tàn phế, mất khả năng vận động.
Tình trạng này thường gặp khi thay đổi thời tiết, những người béo phì, thừa cân và đặc biệt ở những người từ 35 tuổi trở đi, khi nội tiết tố trong cơ thể bắt đầu thay đổi mạnh.
2. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong việc điều trị bệnh
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Trong nghiên cứu của Viện Hàn lâm Quốc gia về Khoa học và Khớp học lâm sàng, một số chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ làm giảm viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và giúp giảm đau, Do vậy, khi bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể tăng cường dưỡng chất chống lại những cơn đau nhức.
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể chủ động ngăn ngừa tình trạng sưng đau, làm dịu cơn sưng tấy, nhức đỏ của các khớp hữu hiệu.
Vậy thực phẩm nào tốt cho người đau nhức xương khớp?
3. Top 20 thực phẩm cho người đau nhức xương khớp nên ăn
3.1. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa là thực phẩm bổ dưỡng dành cho người thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp. Trong sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều canxi, thành phần chính cấu tạo nên xương. Việc bổ sung sữa mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng giòn xốp, loãng xương.
Bạn nên uống 1-2 ly sữa mỗi ngày giúp xương chắc khỏe, tái tạo sụn, tăng dịch khớp, đặc biệt với người khô khớp gối, thoái hóa cột sống, loãng xương.
3.2. Thực phẩm giàu Omega-3
Thực phẩm giàu Omega-3 có trong các loài cá như cá mòi, cá hồi, có trích, cá ngừ và viên dầu cá. Sử dụng axit béo omega-3 giúp phục hồi hư tổn xương khớp đồng thời kích thích sản sinh ra lượng dịch khớp, giúp các khớp vận hành trơn tru, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng tây do khô khớp gây nên.
3.3. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi được đánh giá tốt trong việc tăng cường các khớp xương. Ngoài ra, rau mồng tới còn có hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, vitamin B, vitamin C cao, tốt cho xương khớp và hệ tiêu hóa.
3.4. Cà chua
Cà chua giàu collagen, giúp đẹp da, ngoài ra còn sản sinh lượng dịch khớp đáng kể. Người đau nhức xương khớp nên dùng cả hạt cà chua, có chứa hoạt chất giảm đau, kháng viêm giống aspirin.
3.5. Các loại rau cải như bông cải xanh, bắp cải, đậu bắp
Đậu bắp giúp tăng tiết lượng dịch khớp đáng kể trong khi các loại rau cải chứa nhiều vitamin K, giúp ngăn ngừa quá trình bào mòn khớp và rạn xương. Ngoài ra, trong bông cải xanh còn có Sulforaphane, kìm hãm sự phát triển của bệnh viêm khớp.
3.6. Thực phẩm cho người đau nhức xương khớp như quả bơ
Trong quả bơ có nhiều Omega-3 và vitamin E, giúp sản sinh lượng collagen cho cơ thể, giúp tái tạo dịch khớp đối với người bị khô khớp, sưng tấy và đau nhức xương khớp.
3.7. Thực phẩm cho người đau nhức xương khớp giàu kali như chuối
Chuối giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt kali, tryptophan, serotonin, bảo vệ các khớp và sản sinh dịch khớp hiệu quả.
3.8. Các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa cần thiết cho sự phát triển của sụn. Thiếu vitamin C không những làm da nhăn nheo mà còn làm giảm chất lượng sụn khớp và gia tăng các triệu chứng của viêm khớp.
Một số thực phẩm giàu vitamin C như: đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dâu tây, kiwi, ớt chuông, cà chua, súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn…
Đối với nữ, nên sử dụng 75mg/ngày, với nam là 90 mg/ngày.
3.9. Thực phẩm giàu beta-caroten
Beta-caroten là chất chống oxy hóa mạnh, giảm tổn thương cho xương khớp. Do vậy bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm sau: cà rốt, củ cải, khoai lang, rau bina, lá bạc hà, mùi tây, cà chua, dưa lưới, măng tây…
3.10. Thực phẩm chứa bioflavonoid
Một số bioflavornoid như quercetin có khả năng chống viêm như thuốc aspirin, ibuprofen. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm sau: hành tây, cải xoăn, tỏi tây, cà chua bi, bông cải xanh, việt quất, nho đen, trà xanh, táo, mơ…
3.11. Thực phẩm cho người đau nhức xương khớp như giá đỗ
Bản chất của giá đỗ là đậu mầm, chứa nhiều vitamin C, protein, amino axit, đặc biệt Isoflavon – một chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.
3.12. Thực phẩm cho người đau nhức xương khớp như ngũ cốc
Trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình oxy hóa khớp xương và giảm tình trạng đau nhức.
Các loại ngũ cốc bạn nên bổ sung: hạt óc chó, hạt lanh, hạnh nhân, hạt điều, các loại đỗ…
3.13. Đậu nành
Đây là thực phẩm dồi dào canxi. Sử dụng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành sẽ giúp bảo vệ cơ xương khớp, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp. Ngoài hàm lượng canxi còn giàu chất béo, chất xơ, protein tốt cho sức khỏe.
3.14. Dầu oliu
Hoạt chất oleocanthal có trong dầu oliu có khả năng ức chế các hợp chất gây viêm trong cơ thể. Do đó, nếu bị viêm, sưng khớp hoặc thoái hóa khớp, bạn nên sử dụng dầu oliu để thay thế hoàn toàn dầu thông thường.
3.15. Hành tỏi
Trong hai loại gia vị tuyệt vời này chứa diallyl disulfide – giúp cải thiện triệu chứng của viêm xương khớp. Do đó, hãy tích cực bổ sung hai loại gia vị quen thuộc này trong bữa ăn hàng ngày của bạn.
3.16. Trà xanh
Trong trà xanh chứa chất chống oxy hóa, đặc biệt có hàm lượng đáng kể chất flavonoid, giảm nguy cơ loãng xương. Bạn nên uống 2-3 tách trà mỗi ngày để giúp xương chắc khỏe. Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều trà xanh sẽ gây nên tình trạng mất ngủ, đau đầu.
3.17. Các loại nấm
Nấm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư, đặc biệt tình trạng thoái hóa xương khớp.
3.18. Các gia vị ớt, gừng, hạt tiêu, nghệ
Các gia vị quen thuộc này đều có tính ấm, giúp chống viêm, hỗ trợ cho quá trình điều trị các bệnh lý xương khớp.
3.19. Khoai lang
Kali và magie trong khoai lang là thành phần quan trọng để giúp xương khớp khỏe mạnh. Ngoài ra, kali giúp giữ canxi trong xương, magie giúp cân bằng lượng vitamin D trong cơ thể.
3.20. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người đau nhức xương khớp có thể bổ sung thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe như glucosamine, sụn vi cá mập, các thực phẩm giúp tăng cường sụn khớp và hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh.
4. Những thực phẩm cho người đau nhức xương khớp không nên ăn
Bên cạnh những thực phẩm cho người đau nhức xương khớp cần bổ sung trong chế độ ăn uống, nếu không loại bỏ các sản phẩm không tốt cho sức khỏe xương khớp thì hiệu quả sử dụng không nhiều. Do đó, người đau nhức xương khớp cần tránh những thực phẩm như:
- Rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích
- Thực phẩm nhiều đường khiến tình trạng sưng viêm tồi tệ hơn, các khớp trở nên yếu đi
- Thực phẩm chứa nhiều muối dẫn đến tình trạng tích nước, các khớp chân, tay bị sưng. Bạn chỉ nên dùng tối đa 6g muối/ngày, tương đương một muỗng cà phê.
- Hạn chế đồ chiên xào, chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên,bánh rán…
- Hạn chế sử dụng bơ sữa động vật
- Giảm đồ ăn nhiều axit béo Omega-6 có trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt ngựa…
- Đồ ăn từ bột tinh chế là tác nhân kích thích phản ứng gây viêm của cơ thể. Cần hạn chế các loại đồ ăn như bánh mì, mì ống…
5. Lưu ý trong chế độ ăn uống
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các cơn đau nhức xương khớp tái phát. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên tăng cường những thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng bệnh.
- Lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe, chế biến kĩ
- Tăng cường bổ sung canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể
- Đảm bảo đủ bốn nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập vừa sức
- Kiên trì thực hiện chế độ ăn lành mạnh
- Bổ sung các thực phẩm chức năng để tăng cường tái tạo hệ xương khớp
- Nếu có bất kì triệu chứng bất thường nên đi thăm khám kịp thời
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, giữ ấm cho cơ thể đặc biệt khi thời tiết thay đổi
- Hạn chế làm việc nặng, luôn vận động cơ thể nhẹ nhàng trước khi thức dậy
- Nên đi giày vừa cỡ, tránh các loại giày dép chật ảnh hưởng tới xương khớp
Trên đây là một số thông tin về các thực phẩm cho người đau nhức xương khớp cần thiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn, giải đáp.