[SOS] Cảnh giác tình trạng đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi!
29/10/2020
Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết là tình trạng thường gặp, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Vậy trong giai đoạn này, bạn cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Vì sao lại đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi?
Nguyên nhân chính cho tình trạng các khớp xương đau nhức, thường xuyên xuất hiện cảm giác cứng khớp vào buổi sáng, khó cử động khớp và phải mất một thời gian massage để làm ấm cơ thể chính là do sự thay đổi về nhiệt độ, áp suất của khí quyển.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh ảnh hưởng tới chất lượng dịch khớp, tạo áp lực lên các mô khớp. Lúc này các đầu mút dây thần kinh ở khớp trở nên nhạy cảm, người bệnh sẽ cảm nhận rõ những cơn đau, đặc biệt khi trời chuyển lạnh.
Ngoài ra, khí lạnh thâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng tới hoạt động lưu thông, vận chuyển máu khiến khí huyết ứ trệ, máu không đưa các chất dinh dưỡng được tới các khớp khiến gân cơ co rút, làm cho khớp trở nên khô cứng, có biểu hiện đau mỏi, cứng khớp.
2. Các triệu chứng đau nhức xương khớp
Khi thời tiết thay đổi kết hợp với tính chất đặc thù công việc của người bệnh và các yếu tố như tuổi tác, bệnh lý liên quan tới xương khớp khiến tình trạng đau nhức càng trở nên rõ hơn, biểu hiện bằng một số triệu chứng như:
- Tình trạng đau nhức tăng nặng
- Xuất hiện hiện tượng co cứng khớp
- Sưng, tê, tấy đỏ các khớp
- Đau nhiều về đêm, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi
3. Đối tượng dễ mắc đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 52,5 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc phải bệnh lý liên quan tới viêm khớp. Trong đó có khoảng 294.000 trẻ em dưới 18 tuổi gặp phải vấn đề viêm khớp hoặc các dạng bệnh thấp khớp khác.
Tuy nhiên, bất kỳ ai đều có thể gặp phải tình trang đau nhức xương khớp, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi. Một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn như:
- Người cao tuổi
- Người có bệnh lý liên quan tới xương khớp
- Người béo phì
- Dân văn phòng, người lao động nặng nhọc
4. Đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi có liên quan đến bệnh nào?
Hiện tượng đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng như:
- Viêm khớp, viêm đa khớp: Thường xuất hiện ở khớp háng, khớp ngón tay, cổ tay, khớp gối
- Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống: Lớp sụn tại các khớp, đĩa đệm bị bào mòn, lượng dịch khớp ít dần đi gây đau cứng khớp, khô khớp
- Thoát vị đĩa đệm: Xuất hiện ở vị trí cột sống thắt lưng, đốt sống cổ khiến dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức, có thể gây tê liệt, teo cơ nếu không được chữa trị kịp thời
- Viêm khớp dạng thấp: có tính đối xứng và gặp ở nhiều khớp gây sưng đau, cứng khớp
- Đau dây thần kinh tọa: Kèm theo biểu hiện đau từ thắt lưng lan xuống chân
- Loãng xương: xương lúc này trở nên xốp, giòn, dễ gãy khiến tác động nhẹ của thời tiết cũng khiến xương khớp đau nhức
5. Điều trị đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi
5.1. Điều trị Tây y
Người bệnh có thể kết hợp các loại thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định trong quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Thuốc tiêm corticoid và acid hyaluronic
- Thuốc giãn cơ, thuốc chống thấp khớp
5.2. Phẫu thuật điều trị
Đối với những bệnh lý chuyển biến nặng không thể tiếp tục điều trị nội khoa, các bác sĩ sẽ tiến hàn phương án phẫu thuật.
5.3. Điều trị bằng vật lý trị liệu
Trong trường hợp đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết chuyển biến nặng, người bệnh có thể can thiệp song song với phương pháp vật lý trị liệu, tác động vào các huyệt đạo, giúp lưu thông máu nuôi dưỡng tới các khớp.
5.4. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa các triệu chứng của đau nhức xương khớp, đặc biệt những vị thuốc dễ tìm trong vườn nhà như lá lốt, ngải cứu, rễ đinh lăng, tía tô… Chính vì vậy bạn có thể sử dụng những vị thuốc vườn nhà như xông chân tay đỡ đau nhức, đắp trực tiếp lên vết đau hay sắc nước uống để mang lại hiệu quả.
5.4.1. Giảm đau nhức mỏi xương khớp từ muối và gừng
Công dụng: Giúp lưu thông khí huyết, giảm tình trạng đau nhức và phòng ngừa các chứng đau khớp như khớp cổ chân, cổ tay…
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước vừa đủ sau đỏ đập dập gừng bỏ cùng một chút muối hạt
- Để nước nguội còn 50 – 60 độ thì ngâm chân đến khi nào nước hết ấm
5.4.2. Chữa xương khớp từ lá lốt
Công dụng: Giảm các cơn đau đột ngột do thay đổi thời tiết.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoảng 10g lá lốt, phơi khô
- Sắc cùng với hai bát nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp
- Chia nhỏ uống hai lần trong ngày, nên uống khi còn ấm
- Duy trì uống nước sắc lá lốt trong vòng 10 ngày để thấy rõ công dụng
5.4.3. Sử dụng ngải cứu và muối
Công dụng: Ngải cứu giúp giảm đau nhanh chóng và hạn chế tình trạng sưng viêm tại các khớp.
Cách thực hiện:
- Sử dụng ngải cứu rửa sạch và muối trắng hạt to
- Sao nóng ngải cứu và muối đến khi nóng sau đó bọc hỗn hợp này vào khăn sạch mỏng
- Đắp vào xương khớp khi bị đau trong khoảng 20 phút
- Sau khi hỗn hợp hết nóng, bạn có thể để lại sao tiếp ở lần thứ hai và bỏ phần bã đi
5.4.4. Sắc đu đủ uống chữa đau nhức xương khớp
Công dụng: Đu đủ có tính hàn, vị ngọt, giúp khu phong, trừ thấp, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nửa quả đu đủ xanh và 30g mễ nhân tươi, thái miếng đu đủ vừa ăn
- Đun sôi đu đủ và mễ nhân đến khi chín mềm thì nêm đường
- Nên ăn khi còn ấm
- Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy tác dụng
5.4.5. Sử dụng rượu gừng giảm đau
Công dụng: gừng có tính ấm, kháng khuẩn, tác động vào xương khớp giúp giảm đau.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đập dập hoặc giã nát 200g gừng tươi
- Cho gừng vào nồi đun cùng 400ml rượu trắng và 120g đường đỏ và đậy vào miệng một miếng vài ướt, tránh để bay hết hơi rượu
- Nên uống rượu gừng trước khi đi ngủ để làm ấm cơ thể, tránh tình trạng đau nhức
6. Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh có thể kết hợp với cách ăn uống, sinh hoạt để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng mách bạn một số phương pháp khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi như:
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh
- Tăng cường tập thể dục, vận động sau khi ngồi quá lâu một chỗ
- Lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Nghỉ ngơi hợp lý, không lao động quá sức
- Có thể kết hợp với biện pháp chườm nóng, massage tại chỗ
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu acid béo omega-3, vitamin C, vitamin D
- Sử dụng những thực phẩm giàu glucosamine, tăng cường chất lượng dịch khớp
- Nếu tình trạng trở nặng, nên thăm khám kịp thời phòng ngừa những cơn đau nhức tái phát.
Trên đây là một số thông tin cần biết về đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi. Hy vọng bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức cần biết để hạn chế cơn đau tái phát, đặc biệt giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.