Đau lưng mỏi gối tê tay là biểu hiện bệnh gì?
14/05/2020
Đau lưng mỏi gối tê tay là triệu chứng thường đi kèm với nhau, nhất là khi thời tiết thay đổi, trái gió trở trời. Hiện tượng này gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động của người bệnh. Vậy nguyên nhân do đâu? Biện pháp khắc phục như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Đau lưng mỏi gối tê tay là biểu hiện bệnh gì?
1.1. Đau lưng là biểu hiện bệnh gì?
Đau lưng là tình trạng tê dọc sống lưng hoặc gần cột sống. Cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Theo chuyên gia y tế, đau lưng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý sau:
1.1.1. Thoát vị đĩa đệm
Là nguyên nhân phổ biến gây ra đau lưng. Khi bị thoát vị đĩa đệm, các bao xơ bị rách, nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ và dây thần kinh, gây nên hiện tượng đau nhức lưng.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, tuy nhiên thường gặp nhất là vùng thắt lưng.
1.1.2. Gai cột sống
Đau lưng là biểu hiện đặc trưng của bệnh gai cột sống. Hiện tượng này xảy ra khi cột sống mọc ra những phần xương chìa, chúng được ví như gai, cọ sát vào xương khác hoặc phần mềm xung quang gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
Thông thường, biểu hiện đau lưng diễn ra dữ dội khi bệnh nhân đứng lên, đi lại nhiều. Triệu chứng đau có thể lan xuống hai chân và dọc theo cột sống lưng.
1.1.3. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm khiến cho người bệnh đau vùng lưng dưới liên tục, cơn đau tăng mạnh mỗi khi cúi, mang vác nặng, vặn mình.
1.1.4. Bệnh phụ khoa
Phụ nữ mắc các bệnh như: u tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung… cũng có nguy cơ bị đau lưng.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng gặp phải triệu chứng đau lưng do dây chằng, mô mềm tại vùng thắt lưng bị giãn.
1.2. Mỏi gối là biểu hiện của bệnh gì?
Nhức mỏi gối là hiện tượng thường gặp ở tuổi trung niên và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là biểu hiện cảnh báo bệnh lý về xương khớp, cụ thể:
1.2.1. Viêm khớp dạng thấp
Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới hầu hết bộ phận khớp bên trong cơ thể. Đặc biệt là vùng khớp gối, dẫn đến tình trạng đầu gối bị nhức mỏi.
Viêm khớp dạng thấp thường có biểu hiện đau nhức, cơ cứng các khớp xương vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc người bệnh ngồi bất động trong thời gian dài.
Ngoài ra, những người mắc viêm khớp dạng thấp còn xuất hiện hạt dưới da tại các vùng tì đè trên cơ thể như khuỷu tay, đầu gối, khớp bị viêm sưng tấy, nóng đỏ…
1.2.2. Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Bao hoạt dịch thực hiện chức năng làm giảm ma sát giữa các khớp xương, giúp khớp di chuyển dễ dàng, linh hoạt hơn. Nguyên nhân là do khớp hoạt động liên tục, dễ gặp phải chấn thương, kích thích bao hoạt dịch trong khớp tiết ra nhiều hơn bình thường làm hạn chế khả năng hoạt động của khớp.
Bệnh thường có triệu chứng đau nhức, sưng đỏ vùng khớp gối, có thể kèm theo hiện tượng sốt.
1.2.3. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp gối bị bào mòn khiến cho các đầu xương ma sát với nhau dẫn đến triệu chứng đau nhức. Ban đầu, bệnh mới khởi phát chỉ có cảm giác đau nhẹ hoặc âm ỉ dưới gối. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng gây khó khăn trong vận động, thậm chí là mất hoàn toàn khả năng lao động.
1.3. Tê tay do đâu?
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tê tay, điển hình như: biến chứng của bệnh tiểu đường; thiếu hụt canxi, vitamin B1, B6, B12; hội chứng ống cổ tay …
Đau lưng mỏi gối tê tay là triệu chứng xuất hiện ở ba vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng đều gây ra cảm giác khó chịu, hạn chế khả năng vận động và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thay vì âm thầm chịu đựng, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
2. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng đau lưng mỏi gối tê tay.
2.1. Đau lưng
Đau lưng là cảm giác khó chịu, nhức nhối ở vùng lưng. Trường hợp bị thoái hóa, cơn đau sẽ diễn ra liên tục, âm ỉ. Với những người bị chấn thương, nhiễm khuẩn đau lưng sẽ “kéo đến” từng cơn.
Triệu chứng này thường xảy ra ở cột sống, các cơ cạnh cột sống, dây chằng cột sống hoặc dọc theo dây thần kinh thắt lưng.
2.2. Mỏi gối
Mỏi gối là tình trạng khớp gối khó chịu, vận động kém linh hoạt, thường gặp ở người già. Nếu nguyên nhân do thoái hóa, mỏi gối sẽ diễn ra liên tục, âm ỉ. Đôi khi triệu chứng có thể đến dữ dội khi thời tiết thay đổi hoặc do người bệnh đứng hay ngồi quá lâu.
2.3. Tê tay
Đó là cảm giác rối loạn cánh tay, cẳng tay và các ngón tay. Người bệnh thấy khó chịu như có trăm ngàn con kiến đốt trên tay. Hiện tượng này liên quan tới dây thần kinh và mạch máu vùng cánh tay. Khi mạch máu hoặc thần kinh bị chèn ép do bệnh lý hội chứng ống cổ tay, hội chứng cổ vai gáy… sẽ gây rối loạn cảm giác tay.
3. Cách điều trị đau lưng mỏi gối tê tay
3.1. Uống thuốc tây
Thuốc tây là phương pháp được người bệnh nghĩ ngay khi mắc triệu chứng đau lưng mỏi gối tê tay. Thuốc tây có ưu điểm giảm nhanh những cơn đau nhức, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu.
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc giảm đau Paracetamol
- Thuốc chống viêm không Steroid: Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin…
- Thuốc giãn cơ vân: Myonal, Mydocalm sử dụng trong trường hợp thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
- Sử dụng Corticoid tiêm tại khớp
Việc lạm dụng thuốc tây có thể gây ra phản ứng phụ như: viêm loét dạ dày, suy giảm miễn dịch, rối loạn tâm thần… Do đó, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng.
3.2. Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này được chỉ định đối với trường hợp chấn thương hoặc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài nhưng không có hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp, điều trị ngoại khoa có thể giải quyết dứt điểm tình trạng bệnh, tuy nhiên cũng có những trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, chi phí điều trị cao, người bệnh nên cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp này.
3.3. Áp dụng bài thuốc dân gian
3.3.1. Lá lốt
Lá lốt là vị thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh xương khớp.
Theo nghiên cứu Y học hiện đại, lá lốt có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức, phù hợp với người bị đau lưng mỏi gối tê tay.
Cách sử dụng:
- Bài thuốc 1: Hái 10 lá lốt tươi, rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với nước. Lấy nước đó uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
- Bài thuốc 2: Hái 1 nắm lá lốt, rửa sạch, giã nhỏ với một ít muối tinh rồi cho vào đun sôi. Sau đó, cho hỗn hợp vào miếng vải nhỏ, chườm lên vùng đau nhức khi còn nóng. Nên thực hiện 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả.
3.3.2. Dây đau xương
Theo nghiên cứu khoa học, trong dây đau xương có thành phần của Alkaloid, Glycosid phenolic và Dinorditerpen Glucosid tác dụng chống viêm, giảm đau, tiêu sưng, chữa tê nhức tốt.
Cách thực hiện:
- Thái nhỏ dây đau xương, sao vàng, sau đó đem ngâm rượu với tỷ lệ 1:5.
- Dùng rượu này, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén. Phụ nữ không uống được rượu có thể sắc với nước uống.
- Thực hiện liên tục trong 15-20 ngày để đạt hiệu quả.
Các bài thuốc từ dân gian có ưu điểm dễ tìm kiếm nguyên liệu cũng như thực hiện và không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày như thuốc tây. Tuy nhiên, người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài mới có kết quả. Hơn nữa, với những người làm công việc thường xuyên phải di chuyển thì việc đun sắc tốn kém thời gian và khá bất tiện.
Đau lưng mỏi gối tê tay là triệu chứng bạn rất dễ gặp phải trong sinh hoạt và vận động hằng ngày. Để các biểu hiện này không “làm phiền” bạn, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời.