Tổng hợp [20+] cách chữa đau vai gáy tại nhà an toàn – hiệu quả
22/10/2020
Chữa đau vai gáy tại nhà có hiệu quả không và có những bài thuốc nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp “tất tần tật” các phương pháp chữa trị theo Đông y, Tây y và các bài thuốc dân gian mà bạn cần lưu ý.
1. Tổng quan tình trạng đau vai gáy

Đau vai gáy là dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của một số cơ hay tổn thương xương khớp, đốt sống cổ, gây ra chứng đau nhức mỏi, tê bì tại vùng cổ, vai gáy.
Cơn đau vai gáy không chỉ tập trung ở vùng sau vái, gáy mà còn lan sang những vùng lân cận như cánh tay, cổ, bả vai, lưng… kèm theo một số triệu chứng như:
- Cơn đau xuất hiện vào buổi sáng nhiều, lúc mới ngủ dậy hoặc vận động đầu – cổ đột ngột
- Đau khi vận động mạnh, giảm nhẹ khi nghỉ ngơi
- Xuất hiện tình trạng chóng mặt, ù tai, đau đầu do máu kém lưu thông lên não
- Thỉnh thoảng cứng cổ, vận đông khó khăn
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, đau vai gáy có thể để lại các biến chứng liên quan tới xương khớp và hệ thần kinh như:
- Rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não
- Chèn ép tủy sống vùng cổ
- Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay
- Đau rễ thần kinh
- Thoái hóa cột sống cổ, vôi hóa cột sống
- Rối loạn khớp bả vai lồng ngực, viêm bao khớp vai
2. Tầm quan trọng của chữa đau vai gáy tại nhà
Dù tình trạng đau vai gáy ở mức độ nặng hay nhẹ thì khâu điều trị vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của bệnh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, ngoài việc gây ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh còn gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt.
Do đó, việc chữa trị vô cùng thiết yếu. Bên cạnh việc điều trị thì cách chữa bệnh thế nào cho đúng cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Có nhiều phương pháp chữa trị như Đông y, Tây y, vật lý trị liệu, tập luyện kết hợp các bài thuốc dân gian. Bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và tình trạng sức khỏe.
Chữa đau vai gáy tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đi lại, với các bài thuốc đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên việc chữa trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hoặc Đông y và những phương pháp như chườm lạnh, chườm nóng chỉ nên áp dụng với những trường hợp nhẹ, hoặc được sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Top 20+ cách chữa đau vai gáy hiệu quả tại nhà
3.1. Sử dụng thuốc Tây y

Trong quá trình điều trị bệnh, để giảm đau tạm thời người bệnh có thể sử dụng các phương pháp như:
- Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ do bác sĩ chỉ định hoặc thuốc theo đơn
- Bổ sung vitamin như B1, B6, B12 để xây dựng cơ bắp và mô thần kinh
- Thuốc chống đau thần kinh để giảm áp lực trên hệ thống thần kinh ở vai gáy
- Thuốc corticoid trong trường hợp bị chèn ép thần kinh
Lưu ý những thuốc này nên tuân theo liều dùng của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng thuốc bởi chúng có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn.
3.2. Kết hợp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật
Trường hợp đau mỏi vai gáy, để thông kinh hoạt lạc, kích thích lưu thông máu, người bệnh có thể sử dụng cách xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu để tăng quá trình lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng sụn khớp bị tổn thương.
Một số cách massage để giảm tình trạng đau vai gáy như:
- Người bệnh ngồi thẳng trên mặt phẳng, ngồi thẳng lưng
- Thoa một ít dầu nóng vào vùng vai gáy sau đó dùng các ngón tay xoa bóp vùng gáy, cổ nhẹ nhàng và di chuyển sang hai bên vai theo chuyển động hình tròn
- Sử dụng lực từ hai đầu ngón tay cái ấn xuống da dựa trên đường đi từ gáy sang hai bên vai
- Bấm vào huyệt phong trì, phế du, phong thủ và đốc du mỗi huyệt khoảng 30 giây để huyệt nóng lên
- Tiếp tục xoa bóp vai gáy cổ để khu vực đau được thư giãn
Trong trường hợp có biến chứng hoặc đã sử dụng các phương pháp điều trị không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định phương án phẫu thuật.
3.3. Chườm lạnh

Công dụng:
- Chườm lạnh sẽ giúp giảm tê và đóng băng các mô tổn thương, dịu nhanh cảm giác đau mỏi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 túi vải có đá lạnh và chườm vào khu vực vai gáy bị đau
- Chườm túi đá lạnh từ gáy, sau đó kéo xuống cột sống cổ và mở rộng phạm vi sang hai bên vai
- Nên chườm từ 4-5 lần/ngày ngay lúc cơn đau xuất hiện
- Không nên áp trực tiếp vào vùng có vết thương hở hoặc bị tổn thương vì có thể dẫn đến bỏng lạnh
3.4. Thực hiện các bài thuốc dân gian chữa đau vai gáy tại nhà
3.4.1. Chữa đau mỏi vai gáy bằng hạt gấc

Công dụng: Hạt gấc có tác dụng chống ứ, bớt đau, tiêu thũng, có công dụng trong chữa đau vai gáy, chấn thương hoặc các bệnh lý xương khớp.
Cách thực hiện:
- Hạt gấc chín phơi khô và sao vàng cho thơm
- Sau khi sao khô, giã nát và cho vào bình ngâm rượu trong vòng 1 tuần
- Khi đau có thể lấy ra xoa bóp vào khu vực bị đau
- Không nên uống trực tiếp rượu gấc vì có nguy cơ gây ngộ độc
3.4.2. Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Công dụng: Ngải cứu có hoạt chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên, hoạt huyết, giúp giảm các triệu chứng đau mỏi vai gáy
Cách thực hiện:
- Bạn có thể sao nóng ngải cứu tươi và muối sau đó bọc vào khăn vải để chườm nóng
- Cách khác: lấy ngải cứu xay nhuyễn với 300ml nước lọc và chia phần nước cột thành 2 phần dùng trong ngày
3.4.3. Sử dụng bài thuốc từ cây trinh nữ
Công dụng: có thể gây ức chế dây thần kinh, ngăn cản quá trình đưa truyền cảm giác khó chịu, đau nhức vùng vai gáy.
Cách thực hiện:
- Sao vàng 30g rễ trinh nữ với một chút rượu
- Sắc nguyên liệu vừa sao với 500ml nước, đến khi thuốc cạn còn một nửa thì tắt bếp
- Chia nước sắc thành hai phần đều nhau uống sau bữa ăn sáng và tối
Cách thực hiện kết hợp cây trinh nữ với các thảo dược khác:
- Lấy rễ cây trinh nữ, rễ cây đại bi, rễ đinh lăng, rễ cây chi chi, rễ cây cơm rượu thái mỏng, ngâm với rượu 45 độ trong vòng 1 tháng.
- Mỗi lần uống 15-20ml, uống 2-3 lần mỗi ngày
- Nên uống rượu thuốc trước bữa ăn
3.4.4. Chữa đau vai gáy từ cam nướng hành khô và phèn chua
Công dụng: kháng viêm, giảm sưng cũng như giảm đau nhức
Cách thực hiện:
- Khoét bớt ruột quả cam sau đó cho hành khô đã đập dập và phèn chua vào quả cam
- Nướng trên bếp đến khi vỏ cam chuyển sang màu đen
- Để nguội bớt sau đó đắp vào vùng vai gáy bị đau từ 10-15 phút
- Nên massage ngay sau khi đắp các nguyên liệu này
3.4.5. Gừng tươi trị đau vai gáy

Công dụng: Gừng có tính ấm, có tác dụng thư giãn cơ bắp, cải thiện trường hợp co cứng, làm dịu cơn đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cho gừng, muối hạt và giấm giã nát
- Đắp hỗn hợp trực tiếp vào khu vực đau nhắc, lưu ý phần có vết thương hở và dùng băng gạc để cố định thuốc
- Giữ trong vòng 10-15 phút và lau sạch vùng đau
- Nên thực hiện 1-2 lần/ngày để mang lại hiệu quả
3.4.6. Sử dụng bài thuốc từ lá lốt
Công dụng: Trong lá lốt có nhiều hoạt chất kháng viêm và giảm đau nhức, kích thích quá trình lưu thông máu, thư giãn xương khớp, giảm sưng.
Cách thực hiện:
- Thái nhỏ lá lốt và đem sao với muối hạt sau đó bọc vào túi vải chườm lên vị trí bị đau
- Đến khi thuốc nguội, rang lại và chườm thêm một lần nữa
- Nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để thấy tác dụng
Cách thực hiện sắc nước lá lốt
- Sắc 5-10g lá lốt với 3 bát nước lọc đến khi còn một bát thì tắt bếp
- Chia thuốc làm 2 lần uống sáng và tối
3.4.7. Áp dụng bài thuốc từ lá kinh giới
Công dụng: Giúp giảm đau nhức, thư giãn cơ, tiêu viêm và giảm tình trạng co cứng khớp, kích thích tuần hoàn máu, mạnh gân cốt.
Cách thực hiện:
- Sử dụng lá và hoa kinh giới phơi khô sau đó bọc lại trong vỏ gối
- Kê gối này ở vùng đầu và vai gáy khi ngủ
- Nên thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần để cảm nhận được tác dụng
3.4.8. Sử dụng vỏ cây lá đắng
Công dụng: có tính mát, vị đắng, giúp giảm tình trạng co cứng khớp, đau mỏi vai gáy, trị thấp khớp và suy nhược cơ thể.
Cách thực hiện:
- Vỏ cây lá đắng rửa sạch sau đó phơi cho hơi héo
- Sắc cùng 3 bát nước lọc tới khi chỉ còn một bát
- Chia thuốc thành 2 lần uống buổi sáng và buổi tối, dùng khi còn ấm để nâng cao hiệu quả
3.4.9. Kết hợp mễ nhân và đu đủ xanh
Công dụng: Đu đủ xanh giàu vitamin K, giúp kích thích quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp.
Cách thực hiện:
- Đu đủ xanh gọt vỏ, thái miếng vừa ăn, mễ nhân rửa sạch
- Cho đu đủ đã thái và mễ nhân vào nồi với lượng nước vừa đủ
- Đun đến khi chín mềm thì chia thành 2 phần bằng nhau, sử dụng ăn hết trong ngày
- Nên áp dụng đều đặn mỗi ngày
3.4.10. Chữa đau vai gáy từ rễ đinh lăng

Công dụng: Rễ đinh lăng có công dụng hạ sốt, lợi tiểu, trị tê thấp, đau nhức xương khớp. Theo Tây y, trong rễ đinh lăng có nhiều hoạt chất tác dụng tốt với sức khỏe và hỗ trợ bệnh lý xương khớp như xytein, lyzin, saponinm alcalot…
Cách thực hiện:
- Lấy 30g thân và rễ đinh lăng khô rửa sạch
- Sắc với lượng nước vừa đủ đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp
- Chia nhỏ thành 2-3 phần uống trong ngày
3.4.11. Kết hợp ngải cứu, cúc tần, muối
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu và cúc tần để ráo nước
- Cho ngải cứu, cúc tần và muối hạt sao nóng đến khi khô vàng thì tắt bếp
- Gói hỗn hợp vào túi vải sau đó đắp hỗn hợp lên vùng vai gáy bị đau khoảng 1-15 phút đến khi nguội
- Nên sử dụng đều đặn mỗi ngày
3.4.12. Chữa đau vai gáy từ bột quế, mật ong
Công dụng: Bột quế chứa hàm lượng chất cinnamaldehyde cao, đẩy lùi các triệu chứng đau nhức xương khớp, trong khi đó mật ong giúp kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1 thìa bột quế và 2 thìa mật ong nguyên chất hòa với một cốc nước ấm cho tan hết
- Nên uống hai lần mỗi ngày, sau bữa ăn sáng và tối
- Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
3.5. Sử dụng các bài thuốc Đông y trị đau vai gáy
Theo Sức khỏe Đời sống, có một số bài thuốc Đông y trị chứng đau vai gáy hiệu quả như:
3.5.1. Bài thuốc trị đau vai gáy thể phong hàn

Cách 1:
- Thương truật, quế chi, can khương, mỗi vị 8g, ý dĩ, phục linh, xuyên khung, mỗi vị 12g, cam thảo 6g
- Rửa sạch, sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ đến khi còn ½ thì tắt bếp
- Chia nước sắc thành 3 lần, uống trong ngày
- Nên sử dụng mỗi ngày 1 thang
Cách 2:
- Tần giao, độc hoạt, khương hoạt, đương quy, mỗi vị 12g, quế chi, mộc hương, mỗi vị 8g, cành dây 40g, nhũ hương, chích cam thảo mỗi vị 6g
- Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa phải, đến khi còn ½ thì tắt bếp
- Chia nước sắc thành 3 phần, uống hết trong ngày
- Nên sử dụng mỗi ngày 1 thang, uống khi còn ấm
Cách 3:
- Phòng phong, đại táo, mỗi vị 12g, cam thảo 6g, sinh khương 4g, ma hoàng và bạch chỉ, mỗi vị 8g
- Sắc uống các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ, đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp
- Chia nước sắc thành 3 phần, uống trong ngày
- Nên sử dụng mỗi ngày 1 thang, uống khi còn ấm
3.5.2. Trị đau vai gáy thể thấp nhiệt do viêm nhiễm như cảm cúm, cảm lạnh
Cách 1:
- Tỳ giải, sinh địa, nga truật, cỏ xước, huyền sâm, rễ trinh nữ, mỗi vị 12g, kim ngân hoa 12g, ý dĩ, hy thiêm thảo, mỗi vị 16g, diếp cá, sài đất, mỗi vị 10g
- Đem sắc uống các nguyên liệu trên, đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp
- Chia đều uống trong ngày, mỗi ngày một thang.
Cách 2:
- Hoàng cầm, khương hoạt, mỗi vị 8g, bạch chỉ 10g, cát cánh, thạch cao và bạch thược, mỗi vị 12g
- Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ và dùng hết trong ngày
- Mỗi ngày sử dụng một thang, nên uống hết trong ngày
3.5.3. Bài thuốc chữa đau vai gáy do khí huyết ứ trệ
Cách 1:
- Phòng phong, khương hoạt, đương quy, độc hoạt, mỗi vị 12g, ngưu tất, ngũ gia bì, đỗ trọng, tục đoạn mỗi vị 16g, chỉ xác 8g, kinh giới, hồng hoa mỗi vị 10g, thanh bì 8g
- Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ, dùng hết trong ngày
Cách 2:
- Đào nhân 8g, đương quy, thục địa, xích thược mỗi vị 12g, xuyên khung 10g, hồng hoa 6g
- Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ, đến khi còn ½ thì tắt bếp
- Chia nhỏ thành 2-3 lần uống hết trong ngày
- Nên sử dụng khi còn nóng, dùng mỗi ngày 1 thang
Cách 3:
- Tô mộc, đào nhân, nga truật và uất kim, mỗi vị 10g, trần bì, hồng hoa, quế chi, mỗi vị 8g, cam thảo 6g, cát căn, bạch thược mỗi vị 12g
- Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ, đến khi còn ½ thì tắt bếp dùng trong ngày
- Nên uống khi còn nóng, dùng mỗi ngày 1 thang
4. Lưu ý khi sử dụng các cách chữa đau vai gáy tại nhà

Đối với các bài thuốc dân gian sẽ mất thêm thời gian thực hiện và phải kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả.
Nếu có tác dụng phụ nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trường hợp tình trạng nặng nên đi thăm khám để có phương án điều trị triệt để hơn.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số chế độ ăn uống khi tập như:
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C để tăng cường sức khỏe xương khớp
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm giàu omega-3
- Giảm thiểu đồ ăn nhanh, đồ chiêu dầu, nhiều dầu mỡ trong thực đơn hàng ngày
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích vì có thể làm tình trạng sưng viêm, gây loãng xương rõ rệt hơn
- Nên uống sữa và thực phẩm giàu canxi
- Hạn chế ngồi một chỗ, làm việc sai tư thế, ngủ sai tư thế
- Làm việc, lao động vừa sức
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với tình hình bệnh và sức khỏe bản thân
- Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nên đi thăm khám kịp thời
Trên đây là một số cách chữa đau vai gáy tại nhà. Hy vọng với những “bí kíp” này, bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi cơn đau ghé thăm. Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 hoặc tham khảo qua vienkhoptambinh.vn.